Chủ nghĩa Khắc Kỷ (Stoicism) của tác giả William B. Irvine là cuốn sách nói về phong cách sống bản lĩnh và bình thản. Việc làm sao để có thêm sức mạnh? Làm sao để đối mặt với nỗi sợ của chính bản thân tôi? Cách xử lí khi bị người khác xúc phạm mình? Hay cái chết của những người thân yêu? Và những suy nghĩ tiêu cực quẩn quanh trong đầu? Thì trong cuốn sách này này sẽ có đề cập một cách nhẹ nhàng và cũng rất đúng với tâm lí khoa học, tôi đã có sự thay đổi nhiều về mặt nhìn nhận cuộc sống sau khi đọc qua cuốn sách này.
“Chủ nghĩa khắc kỷ”, vì thế, là một cuốn sách mang nhiều ý nghĩa với tôi. Và tôi tin rằng cuốn sách cũng sẽ mang lại nhiều điều đáng suy ngẫm cho những ai đã, đang, gặp khó khăn trong việc kiềm nén cảm xúc của mình. Trong bài review này, tôi sẽ lược lại một số ý tưởng quan trọng trong 3 phần chính của cuốn sách: “Sơ lược hình thành”, “Các kĩ thuật tâm lí của chủ nghĩa Khắc Kỉ”, “Lời khuyên của các nhà Khắc Kỷ” và "chủ nghĩa khắc kỉ trong cuộc sống hiện đại" cùng với những cảm nhận của riêng tôi khi đọc xong cuốn sách này.
Sơ lược hình thành
Chủ nghĩa Khắc kỷ bắt nguồn từ một trường phái triết học Hy Lạp cổ đại do Zeno thành Citium sáng lập ra tại Athens vào đầu thế kỷ thứ 3 TCN, hướng đến mục đích truyền dạy nghệ thuật sống cuộc đời toàn mãn. Những nhân vật then chốt của trường phái triết học này là Zeno, Seneca, Epictecus và hoàng đế Marcus Aurelius. Triết học thời kì đó được truyền bá rộng rãi ở Hy Lạp sau đó lan truyền và phát triển mạnh ở La Mã. Điều họ muốn hướng đến những người theo đuổi Chủ Nghĩa Khắc Kỉ là là sự bình thản là một trạng thái tinh thần không chứa những cảm xúc tiêu cực như sân hận, ganh ghét, sầu não, lo âu...Cuộc sống này có quá nhiều điều làm ta phải buồn vì thế hãy buồn đúng lúc, gạt đi những điều tiêu cực luôn giữ được sự tĩnh lặng và không để cảm xúc chi phối.
Những kỹ thuật tâm lý của họ hướng tới mục đích ngăn chặn cảm xúc tiêu cực được phát triển dựa trên những tri kiến thông thái nhất, bởi vậy, tôi và các đọc giả sẽ luôn thấy những triết thuyết này hữu ích và đáng học hỏi.
Các kĩ thuật tâm lí của Chủ nghĩa Khắc kỷ
Con người không thấy hạnh phúc chủ yếu là vì chúng ta không bao giờ cảm thấy thỏa mãn. Bạn nghĩ sao về việc chúng ta nên tưởng tượng tiêu cực, lạ quá phải không?.. nhưng đó là kĩ thuật đầu tiên và cũng là kĩ thuật quan trọng nhất để đạt được sự bình thản của Chủ nghĩa Khắc Kỷ. Lúc đầu tôi cũng rất ngỡ ngàng tự hỏi rằng lý do tại sao phải tưởng tượng tiêu cực..? Bạn có bao giờ nghĩ rằng mình sẽ chết hay những người thân xung quanh mình sẽ ra đi dần vào một ngày không xa. Mục đích của việc tưởng tượng tiêu cực là để bạn có thể trân trọng được những gì mà bạn đang có hiện tại và tránh để bản thân phải vướng vào vòng quay thỏa mãn, nó quá nhỏ nhoi để theo đuổi. Vậy làm sao thuyết phục bản thân muốn những điều có sẵn?
Một người theo Chủ nghĩa Khắc Kỷ sẽ ghi nhớ sự tam quyền kiểm soát trong công việc hằng ngày. Anh ta sẽ phân loại các yếu tố trong cuộc sống thành ba mục: những thứ anh ta có toàn quyền kiểm soát, những thứ anh ta hoàn toàn không thể kiểm soát và thứ anh ta có thể kiểm soát một phần. Tuyệt đối không tập trung vào những thứ không thể kiểm soát và những việc ấy sẽ được đặt sang một bên. Còn những thứ có thể kiểm soát hoàn toàn và một phần, đặt mục tiêu nội tại thay vì ngoại tại và thận trọng đặt những mục tiêu để tránh được nhiều nỗi thất vọng và chán chường.
Thuyết vận mệnh. Tại sao tin vào thuyết vận mệnh ở hiện tại có thể giúp chúng ta trở nên tốt hơn. Các nhà khắc kỉ đưa ra lập luận rằng quá khứ thì không thể thay đổi, ta chỉ có thể rút kinh nghiệm từ những việc làm ấy. Còn hiện tại thì ta phải thật sự đối mặt với nó chấp nhận nó và đương đầu với nó còn tương lai là kết quả của hiện tại vì thế việc làm của ta là cố gắng hết sức ở hiện tại.
Theo quan điểm của các nhà Khắc Kỷ cho rằng cách tốt nhất để đạt được sự bình thản không phải là cố gắng thỏa mãn bất cứ ham muốn nào nảy sinh trong chúng ta, mà là học cách bằng lòng với cuộc sống hiện tại học cách trở nên vui vẻ với bất cứ thứ gì chúng ta nhận được.
Vậy liệu bạn tự hỏi nếu chúng ta hiện tại chưa có gì thì sao? Và câu trả lời là mục đích của Chủ nghĩa Khắc Kỷ là được được sự bình yên bình thản nơi tâm hồn.
Lời khuyên của các nhà Khắc kỷ
Ở mục này các nhà khắc kỉ sẽ đưa ra những lời khuyên của họ theo một góc nhìn khác và đầy mới lạ để từ đó suy nghĩ của bạn sẽ được lật lại nhiều câu hỏi và vấn đề sẽ được nảy sinh trong đầu bạn, bạn sẽ tự mình thắc mắc về cuộc sống của bản thân hiện tại, về mục đích sống, về sự kỷ luật với bản thân, về mối quan hệ xã hội giữa người với người, về sự tác động của các yếu tố bên ngoài đến cảm xúc của bạn. Điển hình như việc liệu theo đuổi tiền tài danh vọng có thật sự quan trọng và đáng để bạn đánh đổi so với những sự lựa chọn khác mà vẫn có vẫn có được tiền tài và danh vọng nhưng mục tiêu của mình không phải là nó.
Chủ nghĩa Khắc Kỷ trong cuộc sống hiện đại
Tình trạng tham nhũng và suy đồi ngày càng tăng ở xã hội La Mã khiến cho chủ nghĩa Khắc Kỷ-như chúng ta thấy, vốn đòi hỏi khả năng kiểm soát bản thân rất lớn- trở nên kém hấp dẫn với người dân . Một phần sự lụi tàn ấy cũng bởi vì thiếu những người giảng viên, ở đây một người giảng viên cần đầy đủ cả về kiến thức và còn là hiện thân của chủ nghĩa này. Chủ nghĩa Khắc Kỷ bị suy yếu một lí do nữa cũng bởi vì do sự du nhập của Kito giáo. Tâm lí học hiện đại cho rằng cảm xúc tiêu cực không nên giữ kín trong lòng, nó cần phải giải phóng ra ngoài và chia sẻ cho người khác biết, còn theo Chủ nghĩa Khắc Kỷ họ sẽ tự mình làm điều đấy họ sẽ để cảm xúc của họ tự nhiên nhất cho nó lên đến đỉnh điểm và biết chấp nhận và từ bỏ những cảm xúc không vui ấy.
Các nhà Khắc Kỷ còn nói thêm về thuyết tiến hóa cũng như tham vọng và ham muốn ở hiện tại của loài người một phần là vì tổ tiên để lại và ta có xu hướng đi theo những ham muốn ấy sau khi đạt được sẽ cảm thấy thỏa mãn như tiền tài, danh vọng, khoái lạc. Vậy trong xã hội hiện đại thì những mục tiêu ấy còn đáng giá ở mức độ nào có đáng theo đuổi hay không? và điều đó có nên trở thành mục đích sống hay không? Vậy điều gì thì đáng theo đuổi, mình có nên từ bỏ tất cả đi ngược lại với số động không hay ở một chừng mực nào đấy...
Lời kết:
Tôi đã quyết định review cuốn sách và tôi thấy bài viết của mình không được tốt lắm tôi cảm thấy giọng văn như tường thuật và chưa thật sự hiểu rõ và cảm nhận được hết cuốn sách này, cũng như nói lên hết được những điều tốt đẹp cuốn sách này hướng đến bạn đọc. Riêng về phía bản thân tôi, tôi đã học được rất nhiều ở "Chủ nghĩa khắc Kỷ" đầu tiên cuộc sống cần phải có cho mình một Triết lí sống và sống theo Triết lí sống ấy để bản thân phần nào vững vàng hơn giữa dòng đời, thứ hai là khái niệm về sự hạnh phúc, hạnh phúc không xa vời mà vô cùng gần gũi và dễ dàng đạt được nếu ta biết cách, thứ ba là học được những kĩ thuật của các nhà Khắc Kỷ để có thể kiểm soát được cảm xúc của bản thân, lờ đi những lời lăng mạ,.. tôi đã trở nên tự tin và mạnh mẽ hơn khi đối mặt với nỗi sợ của chính mình, tôi cảm thấy nhẹ nhàng và cảm thấy dễ chịu trước nhiều thứ xung quanh tôi. Tôi đã thay đổi nhiều so với trước một sự thay đổi rõ rệt mà tôi dễ dàng nhận thấy qua hoạt động thường ngày của mình sau khi đọc qua vài lần cuốn sách này.Tôi mong qua bài viết này có thể cho bạn biết được tinh thần mà Chủ nghĩa Khắc Kỷ muốn hướng đến. Tôi mong bạn sẽ sống vui vẻ, hạnh phúc hơn với niềm vui, niềm hạnh phúc thật sự.
0 Comments
Đăng nhận xét