CHƯƠNG 1: TRIẾT HỌC VÀ VAI TRÒ CỦA TRIẾT HỌC TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI

Phụ lục:
Hoạt động 1: Vẽ sơ đồ tư duy.
Hoạt động 2: Timeline Triết học qua từng thời kì.
Hoạt động 3: Tìm hiểu về biện chứng của thời kì Trung Quốc Trung đại.
Tóm tắt nội dung chương 1.


HOẠT ĐỘNG 1: VẼ SƠ ĐỒ TƯ DUY

Cách học tốt (Mindmap) là phương pháp được đưa ra như là một phương tiện mạnh để tận dụng khả năng ghi nhận hình ảnh của bộ não. Đây là cách để ghi nhớ chi tiết, để tổng hợp, hay để phân tích một vấn đề ra thành một dạng của lược đồ phân nhánh. Khác với máy tính, ngoài khả năng ghi nhớ kiểu tuyến tính thì não bộ còn có khả năng liên lạc, liên hệ các dữ kiện với nhau. Phương pháp này khai thác cả hai khả năng này của bộ não.

Mindmap môn triết nhóm 7

Ý tưởng xây dựng: nhóm tôi sử dụng 3 tông màu màu chính, ứng với mỗi màu sẽ bao gồm những ý chính khái quát nhất để chúng ta có thể hình dung được một cánh mạnh lạc và logic nhất

Ý nghĩa hình ảnh: Dùng hình ảnh bóng là một phép liên tưởng để hình dung đến kiến thức. "Kiến thức thắp sáng nhân loại"


HOẠT ĐỘNG 2: TIMELINE TRIẾT HỌC QUA CÁC THỜI KÌ

Không biết bạn có giống tôi không nhưng tôi là một người yêu lịch sử, khi biết những sự kiện lớn những phát kiến vĩ đại trước đó thì trong tôi có sự thích thú và muốn biết điều gì đã xảy đến và hoàn cảnh lúc ấy như thế nào và ai liên quan đến việc đấy,.. thì Triết học là một mảnh ghép lớn trong sự phát triển về mặt hiểu biết và nhận thức của con người. Hôm nay nhóm tôi có được giảng viên giao cho nhiệm vụ khái quát lại những thời đại những mốc thời gian quan trọng lịch sử triết học (timeline). Chúng tôi đã khá khó khăn trong việc dịch sang Tiếng Việt để có thể nắm sơ lược những điều như hệ tư tưởng lúc bấy giờ, tinh thần, tâm huyết, lòng tin lúc ấy. 
Đây là sản phẩm của nhóm:

Timeline vẽ tay Triết học qua từng thời kì nhóm 7

1. Cổ đại:
            Triết gia Socrate

a. Thời kì Tiền Socrate: (7-5 TCN)

- Thời kỳ tiền Socrates của thời kỳ triết học Cổ đại đề cập đến các nhà triết học Hy Lạp hoạt động trước và những người cùng thời với Socrates.

- Các nhà triết học Tiền Socrates bác bỏ những giải thích thần thoại truyền thống cho những hiện tượng mà họ thấy xung quanh để ủng hộ những giải thích hợp lý hơn. Những câu hỏi được đặt ra, những vấn đề và nghịch lý đã được xác định trở thành cơ sở cho nghiên cứu toán học, khoa học và triết học sau này.

- Trường phái triết học nổi bật: Milesian, Elea, Ephesian, Chủ nghĩa Đa Nguyên, Pythagoreanism, Chủ nghĩa ngụy biện và Trường phái nguyên tử.

b. Socrate: (5-4TCN)

- Thời kỳ Socrate (Cổ điển) bao gồm những người cùng thời và những người gần cùng thời với nhà triết học Socrates.

- Socrates đã phát triển một hệ thống lý luận phê bình để tìm ra cách sống đúng đắn và phân biệt giữa đúng và sai. Ông và những người theo ông - Plato và Aristotle duy trì sự kiên định đối với chân lý, họ đã tổ chức và hệ thống hóa hầu hết các vấn đề của triết học.

- Trường phái triết học nổi bật của thời kỳ này: Chủ nghĩa Khuyển nho, Chủ nghĩa Hưởng thụ, Platon và Aristoteles.

c. Hy Lạp hóa: (4-3TCN)

- Thời kỳ Hy Lạp hóa (Hậu Aristotle) của thời kỳ Cổ đại triết học bao gồm nhiều trường phái tư tưởng khác nhau được phát triển trong Hy Lạp.

- Người Hy Lạp, La Mã, Ai Cập và Syria sống bên ngoài Hy Lạp đã kết hợp các yếu tố của triết học Ba Tư và Ấn Độ vào các tác phẩm của họ, đặt những ý tưởng này lên trên di sản mà các nhà triết học Socrate và Tiền Socrate của Hy Lạp Cổ điển truyền lại.

- Ở một mức độ nào đó, thời kỳ Hy Lạp hóa chồng lên thời kỳ La Mã.

- Trường phái triết học nổi bật: Chủ nghĩa Khắc kỉ, Chủ nghĩa hoài nghi, Thuyết Epicurean, Chủ nghĩa Tân Platon.

d. La Mã: (1-5CN)

- Thời kỳ La Mã tiếp tục tư tưởng của Hy Lạp cổ điển và thường được coi là kết thúc với sự sụp đổ của Đế chế La Mã vào thế kỷ thứ 5.

- Chủ nghĩa Khắc kỷ và Chủ nghĩa Tân Platon là những trường phái triết học có ảnh hưởng lớn nhất đối với các nhà triết học La Mã, mặc dù cũng có sự hồi sinh của Chủ nghĩa Khuyển nho.

2. Trung đại:

                Đạo thiên chúa giáo

a. Trung cổ: (6-14CN)

- Thời kỳ Trung cổ của triết học đại diện cho một loài hoa mới của tư tưởng triết học phương Tây sau “Thời kỳ Đen tối”.

- Phần lớn thời kỳ này được đánh dấu bởi ảnh hưởng của Cơ đốc giáo và nhiều triết gia trong thời kỳ đó rất quan tâm đến việc chứng minh sự tồn tại của Chúa và dung hòa Cơ đốc giáo với triết học cổ điển. Các nhà thần học Cơ đốc giáo thời kỳ đầu được cho là có nhiều điểm chung với các nhà triết học Trung Cổ hơn so với những người La Mã trước.

- Một bước phát triển quan trọng so với thời kỳ Trung cổ là việc thành lập các trường đại học đầu tiên với các học giả chuyên nghiệp. Thời kỳ này cũng có sự trỗi dậy mạnh mẽ trong triết học Hồi giáo và Do Thái giáo.

- Các phong trào có ảnh hưởng lớn nhất trong thời kỳ này là Chủ nghĩa Học thuật và chủ nghĩa Thomism và Scotism, và các trường phái Hồi giáo (Chủ nghĩa Averroism , Avicennism và Illuminationism ).

b. Phục Hưng (15-16CN)

- Thời kỳ Phục hưng có thể được coi là cầu nối giữa triết học Trung Cổ và sự khởi đầu của triết học Hiện đại trong Thời đại Lý tính.

- Thời kỳ Phục hưng là thời điểm của sự tái sinh và phục hưng của nền văn minh và học tập cổ điển . Nó được cho là bắt đầu ở Ý vào giữa thế kỷ 14 và lan rộng khắp châu Âu trong hai thế kỷ tiếp theo.

- Về triết học, thời kỳ Phục hưng đại diện cho một phong trào đi từ Thiên Chúa giáo và trung cổ Kinh Viện theo hướng nhân văn , với suy nghĩ chúng ta chỉ đơn thuần nhìn thấy thế giới này như một cửa ngõ vào thế giới bên kia theo Kitô giáo.

3. Hiện đại:

C.Mac Ph.Ăngghen và V.I Lenin

a. Lý trí: (17CN)

- Thời đại Lý trí được coi là sự khởi đầu của triết học hiện đại , và diễn ra trong khoảng Thế kỷ 17 .

- Thời đại của lý trí chứng kiến việc rời xa thần học và các lập luận dựa trên đức tin, rũ bỏ các phương pháp tiếp cận triết học thời Trung cổ, thay vào đó là các hệ thống triết học thống nhất hơn. Những tiến bộ trong khoa học , sự thoải mái trong tôn giáo và sự trỗi dậy của chủ nghĩa Tự do dẫn đến sự phục hưng Triết học Chính trị.

- Cùng với Thời đại Khai sáng của Thế kỷ 18 , Thời đại Lý trí còn được gọi là Thời kỳ Đầu Hiện đại .

b. Khai sáng: (18CN)

- Thời kỳ Khai sáng diễn ra trong thế kỷ 18.

- Khai sáng là một phong trào trí thức , phát triển chủ yếu ở Pháp, Anh và Đức, ủng hộ tự do, dân chủ và lý trí. Nó bắt đầu từ quan điểm rằng tâm trí của con người cần được giải phóng khỏi sự ngu dốt, mê tín và quyền lực độc đoán của Nhà nước, để nhân loại đạt được sự tiến bộ và hoàn thiện. Thời kỳ này được đánh dấu bằng sự suy giảm ảnh hưởng của nhà thờ, củng cố quyền lực của chính phủ và các quyền tự do cho người dân. Về mặt chính trị, đó là một thời kỳ của những cuộc cách mạng, hỗn loạn và sự đảo lộn những truyền thống.

- Các trào lưu triết học chính: Chủ nghĩa Kinh nghiệm Anh, Chủ nghĩa Duy lý và Chủ nghĩa Kanti .

c. Hiện đại (19-20CN)

- Thời kỳ Hiện đại của triết học tương ứng với thế kỷ 19 và 20.

- Cùng với các cuộc cách mạng khoa học và chính trị quan trọng , thời kỳ Hiện đại bùng nổ với hàng loạt các trào lưu triết học mới. Ngoài sự phát triển của Thời kỳ Khai sáng với những Phong trào đã xuất hiện trước đó, thời kỳ Hiện đại cũng chứng kiến sự xuất hiện của những chủ nghĩa mới, trong đó có Chủ nghĩa Mác.


HOẠT ĐỘNG 3: TÌM HIỂU VỀ BIỆN CHỨNG CỦA THỜI KÌ TRUNG QUỐC TRUNG ĐẠI

Thuyết Âm Dương Ngũ Hành có nguồn gốc từ Trung Hoa xưa, lần đầu tiên được tìm thấy trong sách “Quốc ngữ”. Theo đó, tài liệu này nhìn nhận rằng tất cả vật chất trong vũ trụ đều mang hai dạng năng lượngÂm và Dương. Dương khí đại điện cho nguồn năng lượng nóng (nhiệt tình, hân hoan, phấn kích, mạnh mẽ…), âm khí đại diện cho nguồn năng lượng lạnh (lãnh đạm, buồn bã, yếu đuối…). Sự tác động qua lại giữa hai nguồn năng lượng này duy trì trạng thái cân bằng của vạn vật trong vũ trụ.
Người xưa thấy có 5 loại vật chất chính: kim, mộc, thủy, hỏa, thổ và đem các hiện tượng trong thiên nhiên vào trong cơ thể con người và xếp theo 5 loại vật chất trên gọi là ngũ hành. Ngũ hành còn có ý nghĩa nữa là sự vận động, chuyển hóa các vật chất trong thiên nhiên và của tạng phủ trong cơ thể.


Luật tương sinh:

Tương sinh nghĩa là cùng thúc đẩy, hỗ trợ nhau để sinh trưởng, phát triển. Trong quy luât ngũ hành tương sinh bao gồm hai phương diện, đó là cái sinh ra nó và cái nó sinh ra hay còn được gọi là mẫu và tử. Nguyên lý của quy luật tương sinh là:

- Mộc sinh Hỏa: Cây khô sinh ra lửa, Hỏa lấy Mộc làm nguyên liệu đốt.

- Hỏa sinh Thổ: Lửa đốt cháy mọi thứ thành tro bụi, tro bụi vun đắp thành đất.

- Thổ sinh Kim: Kim loại, quặng hình thành từ trong đất.

- Kim sinh Thủy: Kim loại nếu bị nung chảy ở nhiệt độ cao sẽ tạo ra dung dịch ở thể lỏng.

- Thủy sinh Mộc: Nước duy trì sự sống của cây.


Luật tương khắc:

Tương khắc là sự áp chế, sát phạt cản trở sinh trưởng, phát triển của nhau. Tương khắc có tác dụng duy trì sự cân bằng nhưng nếu thái quá sẽ khiến vạn vật bị suy vong, hủy diệt. Trong quy luật ngũ hành tương khắc bao gồm hai mối quan hệ đó là: cái khắc nó và cái nó khắc. Nguyên lí của quy luật tương khắc là:

- Thủy khắc Hỏa: Nước sẽ dập tắt lửa

- Hỏa khắc Kim: Lửa mạnh sẽ nung chảy kim loại

- Kim khắc Mộc: Kim loại được rèn thành dao, kéo để chặt đổ cây.

- Mộc khắc Thổ: Cây hút hết chất dinh dưỡng khiến đất trở nên khô cằn.

- Thổ khắc Thủy: Đất hút nước, có thể ngăn chặn được dòng chảy của nước.

     Tương sinh tương khắc trong ngũ hành

 
Thuyết âm dương được ứng dụng đa dạng trong việc luận giải hiện tượng về nhiều chuyên ngành như dự báo, đông y, hình sự, quân sự, thể biến, địa biển, thiên biến,… Trong phong thủy, thuyết âm dương là chỗ dựa cho những luận giải. Các nhà phong thủy, địa lý cũng dựa vào học thuyết này để xem xét, đề xuất hay sửa chữa những sai lệch của nhiều vấn đề liên quan. 
Cùng với đó, thuật phong thủy vận dụng rất nhiều về kiến thức tương sinh tương khắc ngũ hành để chỉ ra tính chất của một khu đất/ thửa đất. Từ đó đề xướng, sửa đổi để thu được những cái lợi mà tính chất môi trường đem lại.
 


Mối quan hệ:

Tương sinh và tương khắc là hai quy luật luôn tôn tại song hành với nhau, sinh-khắc tạo ra quy luật chế hóa không thể tách rời.

Kiến trúc Văn Miếu Quốc Tử Giám – Triết lý âm dương ngũ hành thể hiện ngay từ tổng thể

Theo quan niệm của phương Đông, một công trình kiến trúc hoàn chỉnh muốn tồn tại lâu dài thì phải cân bằng được cả hai yếu tố Âm dương – Ngũ hành.

Các khu riêng biệt của Văn Miếu Quốc Tử Giám được xây dựng theo một trục thẳng hai bên thiết kế đối xứng. Là nơi để thờ Khổng Tử cũng như tôn vinh nền văn học của nước nhà, chính vì vậy đường thần đạo này là nơi để hội tụ linh khí đất trời, nằm trên dòng khí nối liền Thiên – Địa – Nhân, mang tới sự giao hòa giữa đất trời và con người.

          Văn Miếu Quốc tử Giám


TÓM TẮT NỘI DUNG CHƯƠNG 1:

Chức năng của triết học MacLenin



Những hình thức cơ bản của chủ nghĩa duy tâm



Điều kiện xuất hiện triết học Marxist

Vấn đề cơ bản của triết học và sự quyết định của nó

Giai đoạn Lenin trong sự phát triển của triết học
Ý nghĩa ngày càng tăng của triết học Mac-lenin trong điều kiện hiện nay


Bạn có thể tham khảo:

Đăng nhận xét

0 Comments

Biểu mẫu liên hệ