Phụ Lục: 
Hoạt động 4: Tìm hiểu vấn đề cơ bản của triết học.
Hoạt động 5: Tìm hiểu cặp phạm trù nội dung hình thức.
Hoạt động 6: Review sách.
Tóm tắt nội dung chương 2.

HOẠT ĐỘNG 4: TÌM HIỂU VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA TRIẾT HỌC

1. Triết học có mấy vấn đề cơ bản? Đó là vấn đề nào? Tại sao đó lài vấn đề cơ bản của triết học?

Trả lời: Vấn đề cơ bản của triết học đó là mối liên hệ giữa tư duy và tồn tại hay còn gọi là mối quan hệ giữa vật chất và ý thức.

Lý do:

- Đây là mối quan hệ bao trùm của mọi sự vật hiện tượng trong thế giới.

- Đây là nền móng và xuất phát điểm để giải quyết những vấn đề căn bản khác của Triết học.

- Là tiêu chuẩn để xác định lập trường, thế giới quan của Triết gia và học thuyết của họ.

- Các học thuyết Triết học đều trực tiếp hay gián tiếp phải giải quyết vấn đề này.

2. Con người có thể tạo ra được 1 robot trí tuệ nhân tạo có cả trí thông minh IQ và EQ không? Tại sao?

Biểu tượng cảm xúc trên Robot

Trả lời: Đầu tiên nhóm em xin được khẳng định chắc chắn một điều rằng: robot trí tuệ nhân tạo có cả trí thông minh IQ và EQ là hoàn toàn có thể tạo ra. Sau đây là những lý do để bảo vệ suy nghĩ trên:

- Đầu tiên, ta cần biết EQ  được hiểu theo nghĩa là khả năng nắm bắt và kiểm soát cảm xúc, suy nghĩ của bản thân và những người xung quanh. Vậy trong tương lai, con người sẽ có thể tạo ra được robot có thể nắm bắt được cảm xúc của người khác bằng nét mặt, tần số não,… qua những thông tin mà nó thu thập được từ môi trường xung quanh.

Robot

- Thực sự là như vậy, chỉ sau 10 năm xuất hiện máy tính, Trí tuệ nhân tạo- được cho là khoa học độc lập đã ra đời. Khoa học ngày càng phát triển và trí tuệ của con người là vô hạn, nên việc xuất hiện một robot có cả IQ và EQ là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Đây là tương lai mà con người muốn hướng tới và bước đầu thành công khi năm 2018, Trí tuệ nhân tạo Sophia ra đời và được cấp quốc tịch, được công nhận là một công dân. Cô ấy đã đến thăm VN và có những chia sẻ thú vị, từng nói “mình muốn làm mẹ, muốn có con nhưng lại con quá trẻ”. Đó thật sự là những lời nói được con người lập trình, hay là suy nghĩ của bản thân cô ấy? Tin là vào tương lai, robot sỡ hữu trí tuệ nhân tạo bậc cao sẽ xuất hiện. Như Turing đã nói vào năm 1950: “Chúng ta chỉ có thể nhìn thấy một quãng đường ngắn trước mắt, nhưng chúng ta có thể thấy rất nhiều việc để làm”.

 - Robot sau khi mới được lập trình giống như một em bé khi mới chào đời vậy không có một sự nhận thức cụ thể nào cả. Trong thế giới không có một chuẩn mực đạo đức cụ thể, Con Người phải trải qua sự dạy dỗ của cha mẹ theo thời gian để dần xây dựng hệ thống nhận biết đúng sai, cũng như vậy - Robot cũng cần có sự hướng dẫn. Điều Robot học được phụ thuộc vào cách chúng ta hướng dẫn chỉ bảo từng ngày, chúng tốt hay xấu sẽ phụ thuộc vào cách người quản lý chỉ dẫn, xác định và định hướng cho chúng.

- Kết hợp IQ và EQ sẽ giúp Robot trở nên thân thiện và dễ dàng hòa nhâp hơn đối với mọi người sử dụng nó , kết hợp hai điều đó robot cũng có khả năng học hỏi từ những điều xung quanh giống như con người, không cần con người lập trình mãi, chúng ta chỉ cần lập trình nó ngay từ khi tạo ra. Điều này đã giúp ứng dụng của robot vào thời đại hiện nay trở nên phổ biến ví dụ như tạo ra những Robot thay thế con người trong những việc nguy hiểm . Hiện nay ở Nhật cũng như các nước phát triển khác tỉ lệ người già cô đơn 1 mình đang là rất nhiều vì vậy tạo ra những robot có cả IQ và EQ để có thể bầu bạn với họ khi về già.

Robot và người

-       Robot là bất tử, nó sẽ hoạt động mãi mãi nếu có năng lượng và người bão trì. Trong trường hợp Robot có EQ như con người, chắc chắc điều đó sẽ rất xịn, có thể nó sẽ không còn cái tên Robot mà thay vào đó là “Friendbot” nghe gần gũi hơn hẳn. Điều gì sẽ đến với “Friendbot” sau vài thế kỉ nhỉ??? và sẽ có tên là “Oldbot” hay chăng và khi đó vai trò của “Oldbot” sẽ như nào, “Oldbot” chắc sẽ buồn lắm khi mọi người xung quanh dần ra đi nhiều hệ lụy cảm xúc nữa.., vậy thì nó có phải là mục đích ban đầu của con người là tạo ra Robot với EQ, ngay cả con người đôi lúc còn đối xử với nhau rất tệ điều gì xảy ra nếu đối xử như vậy với một Robot có EQ, bên cạnh những mặt tốt cũng xó những điều đáng lưu tâm…chúng tôi không dám nghĩ tiếp thật sự khó khăn và khó nắm bắt vấn đề này. Nhưng chúng tôi luôn luôn ủng hộ việc Robot có EQ, nhưng nếu đã tạo ra một “vật” có cảm xúc thì phải xác định từ đầu rằng: “cô/cậu ấy được sống” và được đối xử công bằng và cũng phải có đặc quyền riêng của Robot và kèm theo điều kiện trong lúc sản xuất là phải có tuổi tử thì Robot có EQ mới thật sự có ý nghĩa với loài người và chính bản thân Robot.


HOẠT ĐỘNG 5: TÌM HIỂU CẶP PHẠM TRÙ NỘI DUNG HÌNH THỨC

I, Khái niệm.

1. Nội dung.

– Nội dung là tổng hợp tất cả những mặt, những yếu tố, những quá trình tạo nên sự vật.


Nội dung

2. Hình thức.

– Hình thức là phương thức tồn tại và phát triển của sự vật, là hệ thống các mối liên hệ tương đối bền vững giữa các yếu tố của nó.

Cần phân biệt giữa phạm trù “hình thức” trong triết học với hình thức bên ngoài của sự vật. Phạm trù “hình thức” chủ yếu để chỉ hình thức bên trong của sự vật, tức là cơ cấu bên trong của nội dung.

Ví dụ: Hình thức của chiếc xe hơi là các bộ phận được làm từ thép, nhựa, cao su…, động cơ được bố trí ở phần trước của xe, có nút đề khởi động động cơ, có ghế lái xe và ghế ngồi đệm mút…

Hình thức

II, Mối quan hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức.

Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, nội dung và hình thức có mối quan hệ biện chứng như sau:

1. Nội dung và hình thức thống nhất và gắn bó khăng khít với nhau.

– Bất kỳ sự vật nào cũng phải có đồng thời nội dung và hình thức. Không có sự vật nào chỉ có nội dung mà không có hình thức, hoặc chỉ có hình thức mà không có nội dung. Do vậy, nội dung và hình thức phải thống nhất với nhau thì sự vật mới tồn tại.

– Sự vật được cấu tạo nên từ những mặt, những yếu tố… Nhưng những mặt, những yếu tố này không tách rời nhau, mà thống nhất, gắn kết với nhau.

Như thế, những mặt, những yếu tố… vừa là chất liệu làm nên nội dung, vừa tham gia vào các mối liên hệ tạo nên hình thức. Do đó, nội dung và hình thức không tách rời nhau mà gắn bó hết sức chặt chẽ với nhau. Không có một hình thức nào không chứa đựng nội dung, và cũng không có nội dung nào lại không tồn tại trong hình thức.

– Cùng một nội dung, trong tình hình phát triển khác nhau, có thể có nhiều hình thức. Ngược lại, cùng một hình thức có thể thể hiện những nội dung khác nhau.

2. Nội dung quyết định hình thức.

Trong quá trình vận động, phát triển của sự vật, nội dung có vai trò quyết định đến hình thức:

– Nội dung bao giờ cũng là mặt linh động nhất; nó có khuynh hướng chủ đạo là biến đổi. Còn hình thức là mặt tương đối bền vững; khuynh hướng chủ đạo của nó là ổn định.


                                        Lắp đặt một chiếc oto

Sự biến đổi, phát triển của sự vật bao giờ cũng bắt đầu từ sự biến đổi, phát triển của nội dung. Còn hình thức cũng biến đổi, nhưng chậm hơn, ít hơn so với nội dung.

Khi nội dung biến đổi thì hình thức buộc phải biến đổi theo cho phù hợp với nội dung mới.

3. Hình thức không thụ động mà tác động trở lại nội dung.

– Tuy nội dung giữ vai trò quyết định so với hình thức nhưng điều đó không có nghĩa là hình thức chỉ “ngoan ngoãn” đi theo nội dung. Trái lại, hình thức luôn độc lập nhất định và tác động tích cực trở lại nội dung.

Khi phù hợp với nội dung, hình thức sẽ thúc đẩy sự phát triển của
nội dung. Ngược lại, nếu không phù hợp, hình thức sẽ kìm hãm nội dung phát triển.

Diện mạo bên ngoài chiếc xe

– Sự tác động qua lại giữa nội dung và hình thức diễn ra trong suốt quá trình phát triển của sự vật.

Lúc đầu, những biến đổi trong nội dung chưa ảnh hưởng đến hệ thống mối liên hệ tương đối bền vững của hình thức. Nhưng khi những biến đổi đó tiếp tục diễn ra thì tới một

lúc nào đó, hệ thống mối liên hệ tương đối cứng nhắc đó trở nên chật hẹp và kìm hãm sự phát triển của nội dung. Lúc này, hình thức không phù hợp với nội dung nữa.

Tới một lúc nào đó, nội dung và hình thức xung đột sâu sắc. Nội dung mới sẽ phá bỏ hình thức cũ, hình thức mới sẽ hình thành. Trên cơ sở hình thức mới, nội dung mới tiếp tục biến đổi, phát triển và chuyển sang trạng thái mới về chất.


III, Ý nghĩa phương pháp luận

1. Không tách rời nội dung với hình thức.

Do nội dụng và hình thức luôn gắn bó chặt chẽ với nhau nên trong hoạt động thực tiễn, ta cần chống lại mọi khuynh hướng tách rời nội dung với hình thức. Ở đây cần chống lại hai thái cực sai lầm:

+ Hoặc là tuyệt đối hóa hình thức, xem thường nội dung.

Ví dụ: Trong cuộc sống chỉ coi trọng vật chất xa hoa mà coi nhẹ tâm hồn con người.

Sự gắn kết giữa nội dung và hình thức

+ Hoặc là tuyệt đối hóa nội dung, xem thường hình thức.

2. Cần căn cứ trước hết vào nội dung để xét đoán sự vật.

Vì nội dung quyết định hình thức nên để xét đoán sự vật nào đấy, cần căn cứ trước hết vào nội dung của nó. Và nếu muốn làm biến đổi sự vật thì cần tác động để thay đổi trước hết nội dung của nó.

3. Phải theo dõi sát mối quan hệ giữa nội dung và hình thức.

Vì hình thức có thể kìm hãm hoặc thúc đẩy sự phát triển của nội dung, nên trong hoạt động thực tiễn cần luôn theo dõi mối quan hệ giữa hình thức và nội dung của sự vật để có thể kịp thời phát hiện, can thiệp vào tiến trình phát triển của sự vật theo hướng có lợi nhất.

Nếu muốn sự vật phát triển tiếp, cần tạo điều kiện để hình thức phù hợp với nội dung. Ngược lại, nếu thấy sự vật phát triển lên sẽ có hại, cần tìm cách để hình thức không phù hợp với nội dung.

4. Cần sáng tạo lựa chọn các hình thức của sự vật.

– Vì cùng một nội dung, trong tình hình phát triển khác nhau, có thể có nhiều hình thức, ngược lại, cùng một hình thức có thể thể hiện những nội dung khác nhau, nên cần sử dụng một cách sáng tạo mọi loại hình thức có thể có (mới và cũ), kể cả phải cải biến những hình thức cũ vốn có, để phục vụ hiệu quả cho việc thực hiện những nhiệm vụ thực tiễn.

– Ở đây cũng cần tránh hai thái cực sai lầm:

+Hoặc chỉ bám lấy hình thức cũ, bảo thủ, trì trệ mà không áp dụng cái mới.

+Hoặc phủ nhận, bỏ qua hoàn toàn cái cũ trong hoàn cảnh mới. Chủ quan, nóng vội, thay đổi hình thức một cách tùy tiện, không có căn cứ.


HOẠT ĐỘNG 6 : REVIEW SÁCH

Chủ nghĩa Khắc Kỷ (Stoicism) của tác giả William B. Irvine là cuốn sách nói về phong cách sống bản lĩnh và bình thản. Việc làm sao để có thêm sức mạnh? Làm sao để đối mặt với nỗi sợ của chính bản thân tôi? Cách xử lí khi bị người khác xúc phạm mình? Hay cái chết của những người thân yêu? Và những suy nghĩ tiêu cực quẩn quanh trong đầu? Thì trong cuốn sách này này sẽ có đề cập một cách nhẹ nhàng và cũng rất đúng với tâm lí khoa học, tôi đã có sự thay đổi nhiều về mặt nhìn nhận cuộc sống sau khi đọc qua cuốn sách này.

Chủ nghĩa Khắc Kỷ

“Chủ nghĩa khắc kỷ”, vì thế, là một cuốn sách mang nhiều ý nghĩa với tôi. Và tôi tin rằng cuốn sách cũng sẽ mang lại nhiều điều đáng suy ngẫm cho những ai đã, đang, gặp khó khăn trong việc kiềm nén cảm xúc của mình. Trong bài review này, tôi sẽ lược lại một số ý tưởng quan trọng trong 3 phần chính của cuốn sách:  “Sơ lược hình thành”, “Các kĩ thuật tâm lí của chủ nghĩa Khắc Kỉ”, “Lời khuyên của các nhà Khắc Kỷ” và "chủ nghĩa khắc kỉ trong cuộc sống hiện đại" cùng với những cảm nhận của riêng tôi khi đọc xong cuốn sách này. 

 Sơ lược hình thành

Chủ nghĩa Khắc kỷ bắt nguồn từ một trường phái triết học Hy Lạp cổ đại do Zeno thành Citium sáng lập ra tại Athens vào đầu thế kỷ thứ 3 TCN, hướng đến mục đích truyền dạy nghệ thuật sống cuộc đời toàn mãn. Những nhân vật then chốt của trường phái triết học này là Zeno, Seneca, Epictecus và hoàng đế Marcus Aurelius. Triết học thời kì đó được truyền bá rộng rãi ở Hy Lạp sau đó lan truyền và phát triển mạnh ở La Mã. Điều họ muốn hướng đến những người theo đuổi Chủ Nghĩa Khắc Kỉ là là sự bình thản  là một trạng thái tinh thần không chứa những cảm xúc tiêu cực như sân hận, ganh ghét, sầu não, lo âu...Cuộc sống này có quá nhiều điều làm ta phải buồn vì thế hãy buồn đúng lúc, gạt đi những điều tiêu cực luôn giữ được sự tĩnh lặng và không để cảm xúc chi phối. 

Sự hình thành của Chủ nghĩa Khắc Kỷ

Những kỹ thuật tâm lý của họ hướng tới mục đích ngăn chặn cảm xúc tiêu cực được phát triển dựa trên những tri kiến thông thái nhất, bởi vậy, tôi và các đọc giả sẽ luôn thấy những triết thuyết này hữu ích và đáng học hỏi.

                                     Các kĩ thuật tâm lí của Chủ nghĩa Khắc kỷ

Con người không thấy hạnh phúc chủ yếu là vì chúng ta không bao giờ cảm thấy thỏa mãn. Bạn nghĩ sao về việc chúng ta nên tưởng tượng tiêu cực, lạ quá phải không?.. nhưng đó là kĩ thuật đầu tiên và cũng là kĩ thuật quan trọng nhất để đạt được sự bình thản của Chủ nghĩa Khắc Kỷ. Lúc đầu tôi cũng rất ngỡ ngàng tự hỏi rằng lý do tại sao phải tưởng tượng tiêu cực..? Bạn có bao giờ nghĩ rằng mình sẽ chết hay những người thân xung quanh mình sẽ ra đi dần vào một ngày không xa. Mục đích của việc tưởng tượng tiêu cực là để bạn có thể trân trọng được những gì mà bạn đang có hiện tại và tránh để bản thân  phải vướng vào vòng quay thỏa mãn, nó quá nhỏ nhoi để theo đuổi. Vậy làm sao thuyết phục bản thân muốn những điều có sẵn? 

Các kĩ thuật tâm lí của Chủ nghĩa Khắc Kỷ

Một người theo Chủ nghĩa Khắc Kỷ sẽ ghi nhớ sự tam quyền kiểm soát trong công việc hằng ngày. Anh ta sẽ phân loại các yếu tố trong cuộc sống thành ba mục: những thứ anh ta có toàn quyền kiểm soát, những thứ anh ta hoàn toàn không thể kiểm soát và thứ anh ta có thể kiểm soát một phần. Tuyệt đối không tập trung vào những thứ không thể kiểm soát và những việc ấy sẽ được đặt sang một bên. Còn những thứ có thể kiểm soát hoàn toàn và một phần, đặt mục tiêu nội tại thay vì ngoại tại và thận trọng đặt những mục tiêu để tránh được nhiều nỗi thất vọng và chán chường. 

Thuyết vận mệnh. Tại sao tin vào thuyết vận mệnh ở hiện tại có thể giúp chúng ta trở nên tốt hơn. Các nhà khắc kỉ đưa ra lập luận rằng quá khứ thì không thể thay đổi, ta chỉ có thể rút kinh nghiệm từ những việc làm ấy. Còn hiện tại thì ta phải thật sự đối mặt với nó chấp nhận nó và đương đầu với nó còn tương lai là kết quả của hiện tại vì thế việc làm của ta là cố gắng hết sức ở hiện tại.

Theo quan điểm của các nhà Khắc Kỷ cho rằng cách tốt nhất để đạt được sự bình thản không phải là cố gắng thỏa mãn bất cứ ham muốn nào nảy sinh trong chúng ta, mà là học cách bằng lòng với cuộc sống hiện tại học cách trở nên vui vẻ với bất cứ thứ gì chúng ta nhận được.

Vậy liệu bạn tự hỏi nếu chúng ta hiện tại chưa có gì thì sao? Và câu trả lời là mục đích của Chủ nghĩa Khắc Kỷ là được được sự bình yên bình thản nơi tâm hồn. 

Lời khuyên của các nhà Khắc kỷ

Ở mục này các nhà khắc kỉ sẽ đưa ra những lời khuyên của họ theo một góc nhìn khác và đầy mới lạ để từ đó suy nghĩ của bạn sẽ được lật lại nhiều câu hỏi và vấn đề sẽ được nảy sinh trong đầu bạn, bạn sẽ tự mình thắc mắc về cuộc sống của bản thân hiện tại, về mục đích sống, về sự kỷ luật với bản thân, về mối quan hệ xã hội giữa người với người, về sự tác động của các yếu tố bên ngoài đến cảm xúc của bạn. Điển hình như việc liệu theo đuổi tiền tài danh vọng có thật sự quan trọng và đáng để bạn đánh đổi so với những sự lựa chọn khác mà vẫn có vẫn có được tiền tài và danh vọng nhưng mục tiêu của mình không phải là nó.

Những lời khuyên của chủ nghĩa Khắc Kỷ

Chủ nghĩa Khắc Kỷ trong cuộc sống hiện đại

Tình trạng tham nhũng và suy đồi ngày càng tăng ở xã hội La Mã khiến cho chủ nghĩa Khắc Kỷ-như chúng ta thấy, vốn đòi hỏi khả năng kiểm soát bản thân rất lớn- trở nên kém hấp dẫn với người dân . Một phần sự lụi tàn ấy cũng bởi vì thiếu những người giảng viên, ở đây một người giảng viên cần đầy đủ cả về kiến thức và còn là hiện thân của chủ nghĩa này. Chủ nghĩa Khắc Kỷ bị suy yếu một lí do nữa cũng bởi vì do sự du nhập của Kito giáo. Tâm lí học hiện đại cho rằng cảm xúc tiêu cực không nên giữ kín trong lòng, nó cần phải giải phóng ra ngoài và chia sẻ cho người khác biết, còn theo Chủ nghĩa Khắc Kỷ họ sẽ tự mình làm điều đấy họ sẽ để cảm xúc của họ tự nhiên nhất cho nó lên đến đỉnh điểm và biết chấp nhận và từ bỏ những cảm xúc không vui ấy.

Chủ nghĩa khắc kỉ trong đời sống hiện đại

Các nhà Khắc Kỷ còn nói thêm về thuyết tiến hóa cũng như tham vọng và ham muốn ở hiện tại của loài người một phần là vì tổ tiên để lại và ta có xu hướng đi theo những ham muốn ấy sau khi đạt được sẽ cảm thấy thỏa mãn như tiền tài, danh vọng, khoái lạc. Vậy trong xã hội hiện đại thì những mục tiêu ấy còn đáng giá ở mức độ nào có đáng theo đuổi hay không? và điều đó có nên trở thành mục đích sống hay không? Vậy điều gì thì đáng theo đuổi, mình có nên từ bỏ tất cả đi ngược lại với số động không hay ở một chừng mực nào đấy...

Lời kết:

Tôi đã quyết định review cuốn sách và tôi thấy bài viết của mình không được tốt lắm tôi cảm thấy giọng văn như tường thuật và chưa thật sự hiểu rõ và cảm nhận được hết cuốn sách này, cũng như nói lên hết được những điều tốt đẹp cuốn sách này hướng đến bạn đọc. Riêng về phía bản thân tôi, tôi đã học được rất nhiều ở "Chủ nghĩa khắc Kỷ" đầu tiên cuộc sống cần phải có cho mình một Triết lí sống và sống theo Triết lí sống ấy để bản thân phần nào vững vàng hơn giữa dòng đời, thứ hai là khái niệm về sự hạnh phúc, hạnh phúc không xa vời mà vô cùng gần gũi và dễ dàng đạt được nếu ta biết cách, thứ ba là học được những kĩ thuật của các nhà Khắc Kỷ để có thể kiểm soát được cảm xúc của bản thân, lờ đi những lời lăng mạ,.. tôi đã trở nên tự tin và mạnh mẽ hơn khi đối mặt với nỗi sợ của chính mình, tôi cảm thấy nhẹ nhàng và cảm thấy dễ chịu trước nhiều thứ xung quanh tôi. Tôi đã thay đổi nhiều so với trước một sự thay đổi rõ rệt mà tôi dễ dàng nhận thấy qua hoạt động thường ngày của mình sau khi đọc qua vài lần cuốn sách này.Tôi mong qua bài viết này có thể cho bạn biết được tinh thần mà Chủ nghĩa Khắc Kỷ muốn hướng đến. Tôi mong bạn sẽ sống vui vẻ, hạnh phúc hơn với niềm vui, niềm hạnh phúc thật sự.


TÓM TẮT NỘI DUNG CHƯƠNG 2:

Tính hệ thống của vật chất


Các phạm trù của phép biện chứng


Bạn có thể tham khảo: